16/1/2017
Một cái tên thương hiệu với tôi không dễ đặt. Tên thương hiệu không chỉ đơn giản là một cái tên dễ nhớ, dễ đánh vần hay đơn giản chỉ để thể hiện cái tôi của người chủ doanh nghiệp.
Lam Hai Group – Quá xá bự đó chớ.
Vào một ngày trời đông lạnh lẽo, bên cạnh tách cà phê và đống đồ đang xếp gọn gàng về quê, tôi liền chợt nghĩ và cố nhớ xem cái áo vest yêu thích tôi đã từng thấy nó ở đâu rồi ấy nhỉ, nhưng tôi không tài nào nhớ được ra tên thương hiệu mình từng lướt thấy trước đây. Thật đáng buồn thay, họ chạy quảng cáo 4 lần, đến lần thứ 5 KHMT khó tính như tôi tính mua hàng, tôi lại không tài nào nhớ được cái tên thương hiệu đó.
Vô hình chung, các thương hiệu đang đốt một lượng tiền rất lớn của mình trong việc truyền thông và quảng cáo mà họ không hay biết, bởi vì cái tên thương hiệu không mang nhiều ý nghĩa, không gợi nhớ, vi phạm quá nhiều nguyên tắc thương hiệu, thể hiện cái tôi quá cao của chủ doanh nghiệp, quá cầu kì, màu mè và cũng không mang một hình tượng liên tưởng hay ý đồ phù hợp nào cho chiến lược truyền thông của họ. Tôi hỏi họ, vì sao anh có tên thương hiệu đó? Vì tôi thích.
Chủ doanh nghiệp chưa hiểu đúng hoặc đủ tầm quan trọng của một cái tên, cái tên không chỉ để gọi, đó là ý đồ rất sâu sắc của các nhà làm thị, họ đang kéo gần lại khoảng cách (big gap) giữa tâm trí (Customer’s mind) và túi tiền của khách hàng mục tiêu cho bạn đó.
Có những thứ chi phí không được liệt kê cụ thể như việc thống kê chi phí cuối tháng trong bảng cân đối kế toán. Nó gọi là chi phí vô hình, chi phí này chủ doanh nghiệp không tài nào nhìn thấy được, họ chỉ quan tâm những con số, họ không quan tâm, thậm chí không biết mình đang quẳng tiền qua cửa sổ mà họ ki cóp được từng ngày vào quảng cáo, nhưng cuối cùng thì sao, vẫn không bán được hàng – chỉ vì cái tên thương hiệu của họ. Cuộc đời sao trái khoáy. Và dĩ nhiên, họ cũng chẳng có một big data số liệu nào chi tiết và đầy đủ để họ kịp nhận ra công sức và nỗ lực của họ hằng ngày bị lãng quên chỉ vì một cái tên. 🙂
Qui trình nào thì tạo ra sản phẩm đó, và vấn đề nào cũng đều có nguyên nhân.
Tên thương hiệu – Là bề nổi của tảng băng, bề chìm của nó sẽ là một qui trình tìm hiểu, nghiên cứu (research) về thương hiệu, dòng sản phẩm, thị trường.
Target Audiences – Khách hàng mục tiêu của DN là ai, KHMT phân khúc khác nhau, tên gọi cũng khác nhau.
Brand Vision – Một hương hiệu chọn tầm nhìn của mình vượt ngoài lãnh thổ hình chữ S, không thể chọn một cái tên bình dân, tiếng Việt.
Một thương hiệu high-end không thể chọn họa hình, âm thanh mang cảm giác chất phác, mộc mạc. Một thương hiệu đòi hỏi sự mềm mại, sáng tạo không thể cứng nhắc như ngành kĩ thuật, công nghiệp.
Thương hiệu của bạn có đánh vần được không, thương hiệu của bạn có đang viết tắt không, tên thương hiệu của bạn có chứa nguyên âm để dể nhớ không, bạn có biết người Việt 3 tiếng thì họ nhớ, nhưng người nước ngoài chỉ nhớ với 2 tiếng mà thôi không. Tên thương hiệu có bị hiểu sai, hay mang hàm ý tiêu cực hay không. Tăng tốc không dấu thành tangtoc (tang tóc). Tên thương hiệu có còn tên miền không hay đã bị đầu cơ mất rồi. Bạn đã loại bỏ mọi rủi ro hết chưa?
Bạn biết đấy, khách hàng chả nhớ tên thương hiệu của bạn bằng cách đặt tên kiểu “chả liên quan” gì như Apple bán Iphone hay Amazon bán sách như thời xưa được. Lãng mạn thật, nhưng không. Thời Apple, thời đại các agencies chẳng mọc nhiều như nấm bây giờ, cũng chẳng có quá nhiều doanh nghiệp và dòng sản phẩm như hiện tại, việc chọn một cái tên như thế nào vào thời điểm đó tùy bạn.
Hiện nay: Năm 2016 vừa qua với 114.300 doanh nghiệp được đăng kí giấy phép kinh doanh. Cộng với những thương hiệu đang có sẵn kể cả trong nước và ngoài nước. Trung bình một người bình thường nhớ được 14.000 từ. Nhưng họ đang phải đối mặt với lượng thông tin khổng lồ “đập vào mặt” họ hằng ngày, hằng giờ đến nỗi nếu có thể qui ra bằng sách, có lẽ, lượng thông tin này chất đầy tòa nhà vĩ đại White House của anh Đỗ Trung Nam. Thật đáng sợ.
Các tên thương hiệu được lập hoặc đăng ký một cách nhanh chóng và vô tình thiếu đi một ý đồ chiến lược. Họ chưa biết rằng mình đang bất lợi như thế nào trong công cuộc mang tính học thuật – định vị và truyền thông.
Marketing & Branding rất phức tạp, vì nó không chỉ là cuộc chiến trên thương trường, đó là cuộc chiến cố gắng chiếm và giành lấy những chỗ trống còn sót lại đáng thương chật hẹp trong tâm trí khách hàng giữa vô vàn thương hiệu được ra đời trong thời đại nhồi nhét thông tin quảng cáo như ngày nay, ngay cả ông lớn Facebook cũng phải thay đổi thuật toán theo biểu đồ hình sin để đảm báo sự cân bằng giữa 7 chức năng của mình sở hữu (Profile, fanpage, group, check-in, advertising, event, inbox) vì mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là trải nghiệm người dùng (User Experience). Họ cũng đang cạnh tranh với LinkedIn và Twitter đấy thôi.
Các nhà làm thị – là những nhà phân tích tâm lý học hành vi con người xuất sắc, những gì họ đề ra chẳng có gì là không có ý đồ cả, những gì bạn thấy là những gì tôi cố tình cho xem, vậy thôi. Hãy đặt vị trí của mình vào khách hàng mục tiêu để thấu hiểu. Lấy cơ sở phân tích tâm lý học hành vi thì bạn sẽ thấy nó hợp lý.
Bởi vì những gì ta đang nghĩ, rất tiếc đôi khi lại không phải những gì tồn tại trong tâm trí khách hàng.
Và việc kéo góc nhìn của chủ DN về góc nhìn yêu thương của khách hàng, đó là công việc của các Marketing Director, tại sao yêu thương, vì họ cứu rỗi két sắt của khách hàng cho bạn mà. Vậy hén.
Phung Le Lam Hai
NGUỒN: GROUP FB – QUẢN TRỊ & KHỞI NGHIỆP